Cách bố trí rèm cửa thu hút vận may cho nhà bạn

Nhà bạn có được những ô cửa sổ đẹp, bạn quả là người may mắn. Nhưng nếu bạn có những ô cửa sổ cũ, không còn thích hợp, bạn cũng chưa cần phải phá bỏ hoặc cải tạo nó.

Nếu bạn biết sử dụng rèm cửa như một vật trang trí, khéo giấu đi những đường thô vụng, “chữa” một cửa sổ từ chưa đẹp thành đẹp, tức là bạn đã biết cách “tạo duyên” cho cửa sổ.

Ô cửa kính trở nên duyên dáng hơn khi có một rèm cửa che phủ. Rèm cửa không chỉ là tấm chắn sáng để căn phòng kín đáo, mà còn tăng tính thẩm mỹ của không gian nội thất. Nhưng rất nhiều người chưa biết cách sử dụng rèm phù hợp, đơn giản từ chất liệu của vải rèm hay màu sắc, tạo cho căn nhà sinh động, lãng mạn hơn.

Loại màn sáo bằng nhôm hay chất dẻo thích hợp với các căn phòng có hình thức hiện đại, mảng khối lớn. Bề mặt thanh nhôm có phủ hợp chất chiết quang khúc xạ và phản xạ ánh sáng tốt, nên đặc biệt tác dụng che nắng ở các cửa kính tấm lớn phía tây. Khả năng chống cháy và độ bền cũng cao hơn các loại mành che khác. Màn sáo có cần điều khiển dễ dàng điều chỉnh ở các độ xoay khác nhau theo hướng nắng để có ánh sáng thích hợp. Toàn bộ tấm màn cũng có thể kéo lên hay hạ xuống rất tiện lợi. Màn sáo chất dẻo có cấu trưc tương tự, nhưng các thanh làm bằng chất dẻo, có độ mềm mại hơn. Kiểu màn sáo bằng nhôm thường là các thanh lật ngang trong khi bằng chất dẻo có cả hai loại lật ngang và lật dọc, rất linh hoạt.

Chọn mành rèm cho cửa

Mành rèm vải là phương thức trang trí cửa lâu đời nhưng vẫn được ưa chuộng bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, mềm mại của chúng làm tôn những đường nét cửa sổ. Khó tưởng tượng một căn nhà biệt thự, một phòng khách đầy những chi tiết hoa văn cổ điển lại sử dụng thành công mành rèm kim loại. Chúng chỉ có thể phù hợp với những mành rèm bằng vải voan, vải nhung the hoặc vải thô đũi.

Nhà bạn có được những ô cửa sổ đẹp, bạn quả là người may mắn. Nhưng nếu bạn có những ô cửa sổ cú, không còn thích hợp, bạn cũng chưa cần phải phá bỏ hoặc cải tạo nó. Nếu bạn biết sử dụng rèm cửa như một vật trang trí, khéo giấu đi những đường thô vụng, “chữa” một cửa sổ từ chưa đẹp thành đẹp, tức là bạn đã biết cách “tạo duyên” cho cửa sổ. Nhiều kiểu dáng rèm che được khiếm khuyết của cửa sổ, như kiểu cửa sổ quá rộng lại thiếu chiều cao có thể dùng rèm mở sang hai bên và thả ngang xuống gần sát sàn. Để “chữa” một cửa sổ hẹp và cao có thể dùng loại rèm có mảng bèo lớn ở trên, phía dưới dùng ruy băng lớn, màu tương phản mạnh để kéo sang hai bên tường. Cửa quá sáng dùng vải dày, khi kéo lên vẫn đảm bảo ánh sáng chan hòa cho căn phòng.

Kiểu dáng phụ thuộc vào phong cách nội thất

Có nhiều kiểu mẫu mành rèm đa dạng, nhưng có thể chọn lựa kiểu nào phù hợp với căn nhà mình, bạn cần xem xét lại toàn bộ nội thất căn phòng định làm rèm. Nếu dó là một căn phòng có tính chất cổ điển, trần cao, rộng rãi, tường có nhiều họa tiết trang trí hoa lá cầu kỳ, bạn có thể sử dụng những kiểu rèm có nhiều bèo (nếp xếp vải), nhiều lớp (xem hình 78 -3). Nhưng nếu nhà bạn có chiều cao phòng khá thấp, cửa sổ nhỏ và tối, hoặc phong cách kiến trúc hiện đại, bạn nên dùng một loại rèm thật thoáng, nhẹ, màu sáng, kiểu cách thật đơn giản. Bạn thường quen với kiểu rèm kéo sang hai bên. Nhưng nếu cửa sổ nhà bạn ở vị trí lộng gió, nên sử dụng kiểu rèm kéo lên, có thanh trục may ở phía dưới rèm, tạo sức nặng cho rèm không bị gió thổi bung, đồng thời khi kéo lên khá gọn gàng.

Rèm cửa có thể do bạn tự tạo hoặc vẽ mẫu. Nên chú ý có rất nhiều kiểu treo rèm khác nhau chứ không chỉ có cách cổ điển là khâu móc vào vải và treo trên thanh suốt. Rèm có thể kéo sang hai bên, kéo ngang từ dưới lên trên, hoặc chỉ vén sang hai bên, dùng ruyban thắt nơ. Chọn kiểu rèm trơn, đơn giản hay có nhiều bèo, xếp ly phải cân nhắc đến hình thức kiến trúc và phong cách nội thất chung của ngôi nhà. Các kiểu rèm phức tạp không phù hợp với những căn phòng nhỏ, cửa sổ nhỏ. Không nên để rèm thả xuống chạm sàn mà nên cách sàn chừng 30 cm hoặc thả dưới cửa sổ khoảng 20 cm. Nếu rèm thả xuống những khoảng cách lưng chừng sẽ gây cảm giác rèm bị ngắn cũn cỡn.

Chất liệu vải rèm

Chất liệu mẫu vải rất phong phú, đa dạng nhưng không nên lạm dụng. Màu sắc có nhiều tông để chọn lựa: nhạt, đậm, trung tính nhưng đều phải trang nhã, không lòe loẹt. Bạn nên lựa chọn kiểu che cửa sổ tạo ánh sáng dịu hay hoàn toàn chắn sáng trước khi quyết định chọn vải.

Nhung và gấm là mặt hàng được ưa chuộng để làm rèm, vì có màu sắc dễ chịu, độ dày, rủ cao. Nhung và gấm thường ráp, nặng, dày, có độ bền cao. Các loại vải thô cũng là mặt hàng làm rèm ưa chuộng. Nhiều loại vải gấm, tuyn, láng có hoa văn, họa tiết thích hợp với căn phòng kiểu truyền thống. Chất liệu lụa, sa tanh, gấm thường làm tăng cảm giác sang trọng cho những căn phòng trang trí mang tính chất quý phái, cổ điển. Vải thô, trơn một màu hoặc hoa nhẹ rất thích hợp làm rèm cửa cho những căn phòng có hình thức hiện đại. Vải sọc cũng có thể dùng làm rèm cửa khi bạn biết cách dùng đồng bộ trong không gian phòng: sàn gỗ lát tấm nhỏ, giường và bàn ghế cũng phủ vải sọc cùng tông màu.–Rèm hai lớp cho phép ngăn ánh sáng theo từng nhu cầu sáng tối khác nhau. Vải dày chắn sáng tốt. Người ta có thể may thêm một lớp lót vào vải rèm để tăng tác dụng ngăn sáng của vải. Để bộ rèm cửa thêm sinh động, bạn có thể kết hợp hai loại vải khác nhau: vải dày để dùng khi cần kín đáo, tối, vải mỏng khi chỉ muốn che thưa thoáng, để lọt sáng tương đối. Về màu sắc, cũng có thể kết hợp hàng trơn với hàng có hoa, tuy nhiên đứng dùng màu quá đối chọi. Chỉ một vài tấm rèm cửa được treo lên, bạn sẽ cảm thấy căn nhà trở nên đầm ấm, sinh động và đầy không khí vui tươi

Không có loại vải nào (ngay cả dày như nhung, gấm) là kín hoàn toàn khi soi lên ánh sáng. Ở vị trí cửa về hướng nắng, nên dùng loại vải dày, sẫm màu, may hai lớp, có lớp lót bằng vải thô màu sáng để tăng cường tín chắn sáng. Cửa sổ về nơi quá ồn cũng ên làm vải dày tăng thêm tác dụng cách âm. Loại rèm bằng voan mỏng thích hợp với những ô cửa sổ ở cị trí râm mát, cần lấy gió nhẹ thoảng vào trong phòng.

Chọn màu cho rèm cửa

Nhiều gia đình ít chú trọng đến màu sắc của vải rèm mà thường phó mặc cho thợ may chọn vải nên đã tạo ra những gam màu rất chói mắt. Bạn hãy chọn màu vải cùng tông với màu sơn tường. Kỵ nhất là tông màu của vải rèm và màu sơn tường đối chọi như lạnh và nóng khác nhau. Các màu sáng như màu kem hay trắng ngà rất dễ thích hợp với nhiều loại màu sắc. Màn của sổ là mảng lớn phải mang tính chất làm nền chứ không được lấn át các đồ đạc bày biện trong phòng. Quá tập trung sự chú ý vào một màn cửa kiểu cách, màu sắc rực rỡ là phản tác dụng, gây cảm giác lệch lạc trong căn phòng. Một ô cửa chiếm phần lớn diện tích của bức tường nên có rèm vải màu sáng, đem lại cảm giác thanh thoát hơn cho căn phòng. Màu sẫm chỉ nên dùng làm viền trang trí cho rèm.

Thanh treo rèm cũng là chi tiết đẹp

Trước kia rèm thường treo trong hộp gỗ, phần thanh treo không được lộ ra. Những hộp rèm bằng gỗ nặng nề đã được loại bỏ, người ta tập trung vào chi tiết hoa văn cho thanh treo rèm, điều mà trước kia bị lãng quên. Ngày nay, người ta ít treo rèm trên suốt gỗ mà dùng các thanh kim loại vừa nhẹ nhàng, thanh thoát vừa có độ bền chắc hơn nhiều lần. Thanh treo bằng kim loại có thể tạo nên những hoa văn ở hai đầu rất trang nhã và sinh động. Chúng có thể là những chiếc lá hoặc chùm quả hoặc các đường cong uốn lượn mềm mại. Thanh treo rèm và đầu rèm thực sự là những chi tiết đắt giá để hoàn thiện một ô cửa sổ. Các kiểu bèo quạt, xếp li được cách điệu gọn gàng hơn cho phù hợp tính chất hiện đại của nội thất và phù hợp với các diện tích nhỏ. Các móc treo rèm cũng là những chi tiết mà nhiều nhà sản xuất để mắt tới. Ngày càng có nhiều mẫu mã đa dạng, vừa sinh động vừa thuận tiện cho bạn tháo vải rèm xuống để giặt rửa.

Cửa sổ lớn mở trên mảng tường rộng, trong căn phòng nhiều đồ đạc gợi chất cổ điển, nên sử dụng suốt gỗ và các vòng móc bằng kim loại. Tuy nhiên dùng băng vải thay cho vòng móc cũng là một cách làm sinh động hình thức rèm cửa. Nhà nhỏ xinh , lịa có nét hiện đại, nên dùng các loại thanh treo bằng thép uốn, có hoa văn tinh tế và duyên dáng. Hiện nay, xuất hiện ồ ạt loại suốt treo rèm bằng inox tiện lợi, rẻ tiền, nhưng hình thức mang nặng tính công nghiệp, đơn giản. Nhà trang trí có thẩm mỹ thường không dùng loại suốt này. Cửa sổ lớn mở trên mảng tường rộng, trong căn phòng nhiều đồ đạc gợi chất cổ điển, nên sử dụng suốt gỗ. Nhà nhỏ xinh , lịa có nét hiện đại, nên dùng các loại thanh treo bằng thép uốn, có hoa văn tinh tế và duyên dáng.

Chú ý thêm đôi chút tới rèm cửa không chỉ là cách bạn điều chỉnh được ánh sáng và độ thông thoáng trong nhà mà còn mang lại nét thẩm mỹ duyên dáng cho những khung cửa sổ.


Bài viết khác

Scroll