Có nhiều công ty may rèm cửa không uy tín lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật của khách hàng đã lập lờ trong cách tính giá thành và nghiệm thu về số lượng rèm cửa nhắm tăng lợi nhuận. Bài viết này Rèm An Nguyên sẽ hướng dẫn các bạn về cách đo, tính, nghiệm thu may rèm vải.
remannguyen.com - Trước tiên trong phần 1 của bài viết này An Nguyên muốn các bạn nên hiểu rõ về các loại rèm cửa trong một căn nhà hay ngôi biệt thự.
1. Các loại rèm cửa:
- Rèm vải xếp ly: Là loại rèm truyền thống mà phương Tây xử dụng từ lâu nay. Vải sau khi được đo đạc xếp ly thành từng múi và được treo lên thanh rèm bằng móc sắt. Có 2 loại thanh rèm để treo rèm xếp ly đó là thanh ray và thanh suốt (xem ảnh minh họa).
+ Ưu điểm: Khoảng tiết diện nhỏ thường được may trong hộc rèm, nếu được lắp trong hộc rèm người ta thường sử dụng thanh ray nên kéo rất nhẹ.
+ Nhược điểm: Ly bé khiến cho rèm không tạo được độ sóng, nhìn rèm không đẹp vì thế ngày nay người ta ít sử dụng rèm xếp ly mà dùng ore. Sử dụng lâu ngày móc sắt sẽ rỉ, xét làm mất thẩm mỹ và chất lượng rèm.
Rèm xếp ly treo trong hộc rèm
Rèm xếp ly treo trên thanh suốt
Rèm xếp ly may định hình
- Rèm vải ore: Là loại rèm thịnh hành nhất hiện nay, sau khi may xong được đóng ore (hay còn gọi là khoen) để liên kết với thanh suốt.
+ Ưu điểm: Bền, đẹp, tạo múi rèm to khiến cho rèm được sóng đẹp
+ Nhược điểm: Khó khăn trong việc tháo lắp khi giặt dũ và bảo trì rèm.
Rèm ore treo thanh suốt hợp kim nhôm
- Rèm vải roman: Là loại rèm được áp dụng cho những vị trí nhỏ hẹp không phù hợp cho việc may rèm mở cánh. Thường được áp dụng cho các cửa sổ nhỏ hay hai bên đầu giường.
+ Ưu điểm: Khắc phục được những vị trí rèm cánh không thi công được.
+ Nhược điểm: Tiếng ồn lớn khi kéo rèm, thường rất kén thợ nếu không sử dụng nguyên vật liệu tốt sẽ rất mau hỏng, mau xộc xệch. Giá trị thẩm mỹ so với khi mới hoàn thiện sau 6 tháng bằng 1/10 rèm cánh. (không khuyến cáo dùng nhiều, mặc dù các đơn vị may rèm cửa thường khuyến khích gia chủ dùng loại này vì lợi nhuận của nó cao hơn rèm cánh)
Rèm roman lắp lọt khuôn
Rèm Roman lắp phủ bì
- Rèm yếm: Là rèm 3 lớp gồm lớp sheer bên trong, lớp vải cản sáng bên ngoài và cuối cùng là lớp yếm được trang trí.
+ Ưu điểm: Tạo lên sự bề thế cho rèm, giúp căn nhà toát nên sự cổ kính và diêm dúa.
+ Nhược điểm: Chỉ phù hợp cho những căn biệt thự mang nét cổ điển. Các căn nhà hiện đại đặc biệt là căn hộ (Aparment thì không nên dùng loại này nó sẽ chiếm hết không gian nhà)
Rèm yếm
- Rèm gỗ hay còn gọi là rèm sáo gỗ: Thường được áp dụng trong nhà bếp, nhà vệ sinh.
+ Ưu điểm: Không bắt bụi, không ám mùi, dễ vệ sinh nên thường được sử dụng trong nhà bếp. Tạo được sự biến đổi chất liệu và màu sắc trong thiết kế, giúp căn nhà thêm sinh động và gần gũi thiên nhiên. (Khuyến cáo nên sử dụng cho nhà thêm sinh động)
+ Nhược điểm: Khó sử dụng, không chịu được nước, có thể ẩm mốc với những nhà có độ ẩm cao.
Còn một số loại rèm cửa nữa như rèm rẻ quạt, rèm sóng trâu, rèm múi ...... Nhưng ít sử dụng vì nó chỉ sử dụng cho các vị trí cửa đặc biệt.
2. Cách đo rèm cửa:
- Rèm roman: Có 02 cách lắp rèm roman đó là lọt khuôn (treo trong khuôn cửa, phần lọt sáng) và treo ngoài khuôn (phủ bì)
+ Cách đo lọt khuôn: Bạn dùng thước kéo (rút) đo chiều rộng và chiều cao của phần lọt sáng cửa. Chỉ cần đo đúng kích thước còn phần tính toán đơn vị may rem cửa họ sẽ tự tính
+ Cách đo phủ bì: Lấy số đo lọt lòng cộng thêm phần phủ bên ngoài. Thông thường họ cộng thêm chiều rộng 40cm và chiều cao 20cm
- Rèm cánh mở 2 bên:
+ Chiều ngang: Dùng thước đo phần lọt sáng của cửa sau đó tùy theo khoảng rộng của 2 bên tường mà cộng thêm. Để đẹp nhất thì cộng thêm số đo thực tế là 60cm.
+ Chiều cao: Nếu rèm treo trong hộc rèm thì đo từ trần xuống cách sàn 3 cm còn không có hộc rèm ta đo cách đỉnh cửa khoảng 20cm xuống cách sàn 3cm.
Mời các bạn đọc tiếp P2 để hiểu thêm về cách tính vải và cách lên giá thành tại đây.